Nhận xét Trần Vũ (nhà văn)

"Trần Vũ là một trường hợp: Bịa (hư cấu) không giống thực và phải nói ngay: anh thành công trong cái "sự bịa đặt hoàn toàn" ấy...... Nhưng "cái bịa" của Trần Vũ không phải là thứ bịa đặt tầm thường mà là bịa có tâm hồn, có ý thức sáng tạo và nghệ thuật, ngoài tác dụng ảo hóa và thi hóa văn phong, còn làm tăng nồng độ ma quái trong lòng người...... Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu mới là bước đầu tìm kiếm. Cái Chết Sau Quá Khứ, bước thứ nhì, xác định một phong cách, một giá trị...... Trần Vũ dùng kỹ thuật làm sở trường, gạt bỏ phần cảm tính, bút pháp khô, lạnh, plastique và ác. Nhịp văn nhanh và lôi cuốn. Trực tiếp đi vào tác phẩm,.....Nếu hư cấu là khía cạnh thứ nhất trong văn chương Trần Vũ, thì bạo lực và dục tính là bộ mặt thứ nhì trong tác phẩm Trần Vũ. Muốn giải thể khía cạnh này, có lẽ cần phải tìm hiểu bản chất và tương quan giữa bạo lực và dục tính trong đời sống con người...... Những hình ảnh trên đây làm sửng sốt quần chúng bình thường, được viết bằng ngòi bút lạnh lùng ráo hoảnh, tán tậm lương tâm, bất bình thường...... Bản chất hiền lành, nhút nhát, không làm nát một con ruồi, Trần Vũ chống trả những độc ác của cuộc đời bằng những fantasme, tựa như Sade, chống lại sự cô đơn tuyệt đối trong ngục tù, oan ức trọn đời bằng ý niệm bạo dâm, hoang tưởng, triệt hạ tất cả đối tượng không phải là mình, ngoài mình.... "[1]."Truyện ngắn của Trần Vũ được viết theo hai khuynh hướng: khuynh hướng Hiện thực và Phi Hiện thực..... Trần Vũ đã mạnh dạn lựa chọn một lối đi không ít thử thách để có thể thu về những ấn tượng lạ lùng. Cùng xây dựng trên những đối ảnh, Ngôi nhà sau lưng Văn Miếu và Mùa mưa gai sắc đều sử dụng kỹ thuật đồng hiện để làm nổi bật lên hình tượng những con người bị bủa vây bởi nỗi cô đơn vì những khát vọng và tham vọng của chính mình. Khước từ lối khắc họa thông thường, kĩ thuật viết này của Trần Vũ tạo nên sự bất ngờ đối với sự tiếp nhận của độc giả. Không nhiều truyện ngắn đồng hiện hay nhân vật ẩn trong truyện ngắn Việt Nam, ít tính lập trùng nhân vật và thường rất hiện thực. Ngôi nhà sau lưng Văn Miếu và Mùa mưa gai sắc do vậy, khác lạ." [7]
  • Ban Mai: "Trần Vũ thường sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo, ngôn ngữ lạnh và ác, câu văn ngắn, dứt khoát. Diễn biến truyện nhanh. Thời gian, không gian xáo trộn liên tục, xây dựng tác phẩm hoàn toàn hư cấu. Tiểu thuyết của Trần Vũ là một bước kế thừa và tổng hợp văn hóa Đông-Tây trên con đường hiện đại hóa của thế kỷ 20, đặc biệt Trần Vũ đã thành công khi đem kỹ xảo điện ảnh vào tác phẩm của mình – tạo thành một bút pháp kỳ ảo, pha trộn màu sắc “phim kiếm hiệp” của Tàu và “phim hành động, kinh dị” phương Tây. Ông là nhà văn Việt Nam tiên phong trong lối viết hiện thực huyền ảo. Tuy nhiên, theo tôi “kỹ xảo” nào cùng có hai mặt của nó. Giống như con dao hai lưỡi, nhà văn tài năng sẽ nâng lên thành nghệ thuật, nhưng nếu chưa đúng tầm cỡ tác phẩm sẽ trở thành sản phẩm “rẻ tiền”. Không phải bất cứ người viết nào cũng làm chủ ngòi bút của mình để sai khiến con chữ một cách mê hoặc người đọc được như vậy. Trần Vũ là một trong số ít nhà văn đạt được tầm cỡ đó. Trong tư cách nhà văn, Trần Vũ kiêu hãnh cho trí tưởng tượng phong phú của mình tự do tung hoành. Đọc truyện ông, người đọc luôn bắt gặp những trường đoạn sảng khoái, điều mà ít nhà văn có được bởi những giới hạn vô hình. Trên con đường hình thành và phát triển tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Trần Vũ là một trong những cánh đại bàng dũng mãnh, tự vạch cho mình một lối đi riêng đầy ý thức sáng tạo. Tác phẩm của ông đã có những thành công nhất định về phương diện cách tân trong bút pháp. Chỉ riêng Giáo sĩ, Trần Vũ xứng đáng có vị trí trang trọng trong lịch sử phát triển tiểu thuyết hiện đại Việt Nam." [8]